- Mướp là một loại cây thảo dạng dây leo, được trồng để lấy quả xanh. Với nhiều chất dinh dưỡng và công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe, mướp được nhiều người lựa chọn trong bữa ăn gia đình.
- Thân cây leo, lá to, đường kính từ 15 – 25 cm. Hoa có màu vàng. Hoa đực mọc thành chùm, hoa cái mọc đơn độc. Quả thường có chiều dài 25 cm đến 100 cm. Khi quả chín, quả chỉ còn lại khối xơ cứng, dai, không bị nước làm mục hỏng. Khi ngâm vào nước xơ sẽ phồng lên và mềm, có thể dùng cọ tắm, rửa bát.
- Nông dân thường trồng để lấy quả ăn, nấu canh hay xào. Quả già dùng làm xơ mướp để rửa bát. Ngoài ra, mướp còn được dùng làm thuốc.
- Trong quả mướp có chất saponin, chất nhầy, xylan, chất bép protein (1.5%) vitamin B và C, muối nitrat. Trong nhân hạt có 41 – 45 % chất dầu. Theo đông y, quả mướp có vị ngọt, thanh nhiệt, trừ phong thấp, lợi tiểu, tiêu đờm, mát máu, giải độc, thông kinh mạch, làm ra sữa, khỏi lở, sưng đau nhức và bổ khí an thai.
- Là cây ưa nhiệt độ cao, sinh trưởng và phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 25 – 30oC. Tùy từng giống mướp mà thời gian sinh trưởng tù 60 – 80 ngày, thời gian cho quả từ 50 – 60 ngày. Miền bắc, mướp thường được trồng vào mùa xuân, sau tết tháng 2-3 DL, miền nam mướp trồng quanh năm .
Yêu cầu ngoại cảnh:
- vị trí nắng nhất 6-8 h/ ngày, không cản tường không khuất bóng
- Chỗ trồng thoáng gió, có giàn leo cao khoảng 2m.
- Đất màu mỡ thoát nước.
- Cây cho thu quả sau 65-70 ngày sau nảy mầm.
Cách ngâm ủ hạt:
- Hạt giống ngâm nước 24h (hoặc có thể không ngâm ) , sau đó có thể gieo sâu 1 cm hoặc ủ tiếp khăn ẩm cho nứt nanh trắng rồi cấy nhẹ vào đất
- Mướp vỏ mỏng nảy mầm sau 3 ngày. Bầu bí mướp đắng nảy mầm lâu hơn…chừng 5-7 ngày
- Vào mùa đông hoặc những ngày lạnh giá , nên ủ hạt trong túi quần cho ầm đến khi nứt mầm thì gieo




- Chậu trồng: Mướp bầu bí là cây leo giàn rộng nên cần khá nhiều đất, 1 cây cần thể tích chậu 50*50*50 cm, có thể chồng 2 thùng xốp lên nhau hoặc làm thùng earth box để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây, nếu thể tích chậu to hơn khuyến cáo, cây sẽ không đủ sức lên giàn và đui quả. Lưu ý, có lỗ thoát nước ở đáy.
ĐẤT TRỒNG
- Nếu trồng đất , làm luống cao 30 cm, trồng cây cách cây 1m. Có thể trồng hàng đơn hoặc 2 hàng đôi. Đất trồng nhẹ thoát nước. Khử chua bằng vôi nếu đất vùng đó chua cho về PH 5.5-7. Bón lót phân ủ hoai 1 xô/ 1m2, tro trấu hun dở và lân theo khuyến cáo của vùng
- Với trồng thùng xốp pha đất như sau 50-70% đất vườn đã phơi khô, 20% hỗ hợp tro trấu , xơ dừa, trấu hun , 20% còn lại là phân bò hoặc phân ủ, thêm 1 nắm lân. Với trồng đất ruộng thì chọn khu đất pha cát. nhẹ, thoát nước. Bón phân lót cho đất bao gồm 1/2 xô phân bò , một nắm tay lân, và 0,5 kg tro bếp củi hun.
Chăm sóc;
- Cây con ươm trong bầu được 2 lá thật trồng ra đất, có thể bón trước chút phân bò xuống hố để rễ ra có phân ăn ngay tạo sức bật tốt.
- Khi cây cao 20 cm thì tiến hành làm giàn cho cây mướp leo, phát triển.Mỗi gốc một que dóc đê mướp leo lên giàn. Giàn mướp nên được thiết kế theo kiểu mái bằng. Giàn mướp cần được làm chắc chắn, giàn cao 2 m, cho dây bò đều trên giàn.
- Bỏ hoa gốc đến khi lên giàn, động tác bỏ hoa giúp cây có thời gian nuôi rễ nuôi lá tạo đà cho năng suất cao phát triển sau này.Bỏ hoa nên bỏ dưới đoạn leo giàn . Lên trên giàn có thể để hoa . Lúc này cây phân hóa đủ hoa đực và hoa cái để thụ phấn
- Khoanh gốc (có thể làm hoặc không )- là biện pháp cho thân cây cuốn vòng tròn xong phủ đất lên. Biện pháp này kích thích cây tạo thêm rễ sẽ cho năng suất cao hơn khi lên cao. Biện pháp này nên áp dùng nếu người trồng đã có kinh nghiệm. Cón nếu khách mới trồng có thể bỏ qua vì điểm trừ của phương pháp này là dễ gây thối phần thân được vùi lấp nếu người trồng không biết xử lý.
- Có thể bấm ngọn hoặc không. Nếu không bấm ngọn thì nuôi 1 cây 1 thân cho đến khi lên giàn phát triển tự do, trường hợp này thường là trồng giàn ngang. Còn nếu bấm ngọn thì cây sẽ chậm lên giàn phát triển tự do ở mặt phẳng đứng, ví dụ như khi khách trồng hàng rào. Tùy điều kiện nhà mình mà khách hàng chọn cách trồng hợp lý
- Chế độ tưới: Mướp là cây ưa đất ẩm nhưng không được úng, nên che phủ bằng xơ dừa lá cây để tránh nước bốc hơi.
- –Thụ phấn: Thụ phấn sáng sớm cho cây, lúc hoa nở to nhất. Hoa cái là hoa có bầu ở dưới, hoa đực là hoa không có bầu. Bóc tràng hoa đực nhẹ nhàng cho tiếp xúc với nhụy hoa cái. 1 hoa cái cầ 3-4 hoa đực thụ phấn để tăng khả năng thành công. Nếu không với tới giàn, thì có ong giúp sức thụ phấn.
- –Bón phân cho cây thường xuyên theo nhu cầu cây hoặc theo hướng dẫn sau bao bì của từng loại phân bón mua sẵn .Nếu đơn giản dùng phân bò + tro bếp / thùng 20 l nước ngâm qua đêm rồi tưới cho cây. Mướp không kén phân, dùng nước rác ủ nhà bếp hay nước cỏ ngâm cũng được. Có trường hợp nếu đất tốt quá , nhiều phân đạm khiến lá mướp xanh rì , không chịu ra hoa cái. cách xử lý ở phía dưới
- –Thu hoạch khi quả đã đạt chuẩn giống, đối với bí thì dấu hiệu khô cuống cũng đáng xem. Nên thu hoạch khi dấu hiệu đã có. Không nên để quả quá già trên cây, mướp sẽ xơ, bầu bí tạo hột ảnh hưởng để quả sau.
- Sâu bệnh:
- bệnh sương mai: có những chấm nâu trên lá: Dùng baking soda , dung dịch tỏi ớt xay, hoặc nước vôi trong pha loãng để phòng . Nếu đã có dấu hiệu nặng thì 1. bỏ hết lá bệnh, 2. dùng Score theo hướng dẫn sau bao bì , phun lặp 3 lần , mỗi lần cách nhau 3 ngày.
- bọ trĩ – có chấm đen trên lá :1. bỏ hết lá bệnh , 2. dùng tasieu+ dầu khoáng. Pha theo hướng dẫn sau bao bì phun 3 ngày/ lần lặp 3 lần .
- rệp xanh, sâu tơ dùng dầu neem oil.
- bọ cánh cam: làm bẫy hoặc trồng xen canh với các loại cây gia vị hoặc trồng cạnh 1 cây mướp đắng làm vật thế thân. Bọ cánh cam ưu tiên ăn mướp đắng do bộ lá mỏng hơn sẽ tha cho cây trồng chính. Nếu không làm kịp các biện pháp phòng thì mua Codifor phun theo hướng dẫn sau bao bì
- Cách phòng chống các loại vấn đề nhất là : trồng đúng mùa vụ, trồng đúng vị trí, mật độ theo nhu cầu cây.
CÁCH XỬ LÝ NẾU MƯỚP KHÔNG CHỊU RA HOA RA QUẢ.
Dưới đây là những biện pháp , chọn cho mình cách làm hợp lý nhất
1. nguyên nhân: PHÂN BÓN NHIỀU ĐẠM
Các cụ bảo “trồng cây tốt dây thì ít củ”, Cây niên thiếu thì cần đạm để xây dựng bộ lá, cây ra quả thì cần lân để kiến thiết các bộ phận sinh sản. Nếu cứ bón mãi phân nhiều đạm….. thì cây ở mãi thời niên thiếu mà “quên ” mất nhiệm vụ mà chủ nhân chờ đợi là “ra hoa đậu quả”.
Nhiều bạn kinh nghiệm comment bảo: nhìn cây sai quả nó cứ phải hơi cằn cằn. Cây nào mà được cưng chiều lá tốt mỡ màng thì đừng hòng nó cho nhiều quả
Hãy mua các phân bón giàu lân, , kali, ngắt đạm tạm thời.
2. TẠO CÚ SỐC TẠM THỜI CHO CÂY
Mục đích để cây “tỉnh giấc”:
– Không tưới nước, giả khô hạn .
– Lấy dao hay mảnh sành xiên ngang gốc như các chị hay làm.
– Lấy kéo bấm hết các ngọn không để lan ra tiếp.
3. NGUYÊN NHÂN DO THIẾU SÁNG.
Nếu nhà bạn nào mà trồng sát bờ tường , cạnh “cạnh cao bóng cả” thì xác định cây rất kém . Do sai vị trí nha. cây cần nắng, cho nó nắng 1 bề nó ít quả lắm. Biểu hiện mà thấy lóng cây dài, lá lưa thưa thì thôi….xác định có bao nhiêu thu bấy nhiêu. Bê đi chỗ nào trong khi mướp là cây leo giàn.