Cám ơn quý khách đã tin tưởng lựa chọn hạt giống của Vườn ươm Lina. Dưới đây là quy trình trồng cây. Để hiệu quả cao và tiện tra cứu trong quá trình trồng, quý khách hãy chụp ảnh lại màn hình quy trình này, lưu vào 1 album riêng. Sau này quý khách có thể mở ra xem bất cứ lúc nào và không phải mang theo bao bì. Chúng tôi cố gắng cập nhật hết các câu hỏi và vấn đề khách hàng gặp phải trong quá trinh trồng. Mọi chi tiết cần hỗ trợ liên hệ
fb Nguyễn thị Lina
fanpage Vườn ươm Lina
Telegram 0936465256
Zalo 0945750027 / 0936465256
YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH.
Nhiệt độ Dưa chuột có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, ưa khí hậu ấm áp nhưng có thể nãy mầm ở nhiệt độ tối thiểu 12-15,0oC, tối đa 35 – 40oC, tối thích 25 – 30oC.
Hiện nay có nhiều giống F1 chịu được môi trường, trồng trong điều kiện nóng tối đa như chính giữa hè và trồng vụ tết mùa đông.
Ánh sáng – Dưa chuột ưa ánh nắng. Có đủ nắng cây cứng cáp, lá to… Thiếu nắng đốt thân vóng dài, lá nhỏ. Tuy nhiên lá dưa chuột rất mỏng nên những nơi có cường độ ánh sáng mạnh thường gây hại cho cây. Chỗ trồng dưa chuột hợp lý là đủ nắng và có điều kiện che nắng gắt Ví dụ như dưa chuột rất tốt khi trồng với ngô. Buổi trưa , bóng hàng ngô che nắng 1 phân cho dưa chuột
Yêu cầu nước và độ ẩm – Dưa chuột yêu cầu độ ẩm cao đứng đầu trong họ bầu bí: Độ ẩm đất thích hợp là 85- 95%, độ ẩm không khí là 90 – 95% (dưa chuột yêu cầu độ ẩm lớn hơn cả cải bắp). – Dưa chuột là cây chịu hạn rất yếu: Thiếu nước cây không những sinh trưởng kém mà còn bị đắng Thời kỳ cây ra hoa, tạo quả yêu cầu nước cao nhất.
Phân bón và đất – Đất trồng dưa chuột thích hợp là đất cát pha, thịt nhẹ, pH 5,5 – 6,5 – Dinh dưỡng yêu cầu: K > N > P. Cây dưa chuột rất mẫn cảm với sự thiếu hay thừa dinh dưỡng khoáng. – Phân chuồng có tác dụng tăng năng suất dưa chuột rõ rệt.
Dưa chuột giống thụ phấn thụ phấn ong trồng ngoài trời hoặc trồng nhà lưới nếu có hỗ trợ thụ phấn. Khi hoa cái nở cần phân của hoa đực, tác nhân thụ phấn có thể là ong hoặc kích thích thụ phấn nhân tạo bằng cách ngắt hoa đực chạm vào hoa cái.Ưu điểm của giống thụ phấn ong
vị ngon hơn
nhiều chất bổ hơn
giòn hơn
cây dạng bụi dễ trồng hơn
Mùa vụ: một năm 2 vụ. Vụ thu đông bắt đầu gieo hạt vào tháng 9-11. vụ xuân hè gieo hạt vào tháng 3-5.
Cách ươm hạt:
Đất ươm nên mua sẵn (xem tại mục vật tư nông nghiệp) hoặc tự pha trộn bằng cách phơi đất cho hết mầm bệnh, rồi phối trộn các vật liệu: mix xơ dừa tro trấu hun và phân trùn quế. Đất ươm phải đảm bảo tơi xốp , không giữ nước nhưng vẫn giữ ẩm, đủ chất dinh dưỡng. Các thứ trộn với đất phải đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh . Do cây con rất dễ bị thối cổ rễ.. Mọi sự không cẩn thận sẽ dẫn đến thiệt hại về hạt giống.
Chỗ ươm đủ nắng cho cây cứng cáp
Ủ hạt rồi gieo: cho hạt vào khăn ẩm, xịt ẩm và cuộn lại. Hạt nảy mầm sau 3-5 ngày tùy thời tiết, mùa đông lạnh thời gian nảy mầm kéo dài đến 1 tuần. Khi hạt nứt nanh trắng, cấy 1 hạt/ cốc ươmHạt dưa chuột nảy mầm trong khăn ủ2. Gieo thẳng: cách này thì tỉ lệ nảy mầm không được như cách 1, do chịu nhiều rủi ro (mầm bệnh trong đất, điều kiên khô hạn…) gieo hạt vào bầu đất sâu 1-2 cm. Tưới đẫm nước, hạt nảy mầm sau 5-7 hôm (lâu hơn cách 1).
Với bầu ươm 10*10 cm , ươm cây khoảng 20 ngày , khi cây có 2 cặp lá thật (tính cả lá mầm là 4 lá ). Rễ cây đã cuốn quanh bầu , chui ra khỏi lỗ thoát nước đáy chậu là lúc trồng được cây ra đất
Cây giống dưa chuột đủ tuổi trồng ra đất
Chuẩn bị đất:
– Thùng xốp: đất phơi khô, đậm nhỏ tơi, cho thêm xơ dừa, trấu hun, lân, theo tỉ lệ: 60% đất vườn + 20% mix làm tơi gồm xơ dừa và trấu hun dở+ 20% còn lại là phân bò ủ hoai và 1 nắm lân. Nếu thay bằng phân gà thì chỉ 1-2 nắm tay phân gà/ thùng xốp (giảm liều lượng do phân gà nhiều chất hơn. Quý khách tự tính toàn vào lượng phân nhà mình có)
– Trồng đất: cây ưa đất tơi xốp, nhiều mùn, cần bón lot – phân bò hoai lân , kali theo hướng dẫn sau bao bì. Khử chua nếu đất chua theo khuyến cáo vùng . Đất đặc biệt làm cao lên luống rộng 1-1.2 m, Trồng 2 hàng cây cách cây 40-50 cm. Bố trí chỗ làm cọc leo .
Mật độ:
Thùng xốp: 1 cây/ chậu 40*40*40 cmTrồng đất 40*70 cm. 2-2,5 cây/m2Hoặc làm luống 2 hàng, khoảng cách luống 1m, trên mặt luống trồng 2 hàng cây cách cây 40 cm.
Chăm sóc cây trưởng thành:
Cây giống có 2 lá thật (thêm 2 lá mầm= tổng cộng 4 lá) phát triển. Đào hốc, cho 1 nắm phân bò trộn đều với đất trong hốc. cho cây con xuống đất. Với thùng xốp chỉ đổ 2/3 thùng đất. Sau này cây lớn, đổ tiếp đất để vun gốc. Hoặc vun gốc với trồng ruộng.
7-10 ngày sau khi trồng cây giống, cây bén rễ hồi xanh, tiến hành vụn gốc cây, lấp đất hết phần rễ trắng trên thân cho đến lá mầm
Làm giàn cho dưa leo. Giàn chữ A cao 1.5-1.7 m. cây dạng bụi đẻ nhiều nhánh phụ.
Khi cây xuất hiện hoa cái 20 -30 ngày sau trồng , tiến hành thụ phấn. Thời gian thụ phấn thích hợp 8-10 h sáng. Lấy hoa đực ,bóc hết tràng hoa và cho chạm vào nhụy hoa cái. Những bông thụ phấn thành công sẽ to thành quả, những bông không thành công sẽ vàng và tự đui.
KHÔNG BẤM NGỌN , ĐỂ 1-2 -3 THÂN CHÍNH
Nếu thấy nhiều hoa đực, không thấy hoa cái, lúc này mới cần bấm ngọn, cây ức chế sẽ cho nhiều hoa cái.
Bỏ mấy quá gốc nếu thấy hoa cái ra sớm quá và đã được thụ phấn, Hoa cái gần gốc hãm phát triển cây.
Bón phân :
Đặc điểm dinh dưỡng, dưa chuột là cây ưa kali can xi, nên chú ý ưu tiên các loại phân bón này
cây hồi xanh bén rễ : phân bón có hàm lượng lân cao ,
cây ra hoa: phân bón có hàm lượng NPK bằng nhau,
cây nuôi quả 1: Phân bón có NPK bằng nhau có thể nghiêng về nhiều kali
cây nuôi quả 2: sau nhiều lân thu hái, cây cần năng lượng để hồi phục. Hãy bón phân bón có NPK bằng nhau
Cách tính tỉ lệ phân NPK như sau :
Nguồn đạm: phân hữu cơ như phân bò, phân gà , phân dê, đạm cá…thường được cho là phân nhiều đạm
Nguồn lân: lân có trong bột xương ,lân xám, lân nung chảy lâm thao hoặc gói siêu lân có bán trong mục “vật tư nông nghiệp”
Nguồn kali: kali có trong dịch chuối, tro củi mịn, kali nitrat viên màu trắng có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp hoặc gói siêu kali mua tại mục “vật tư nông nghiệp” của shop
Nguồn can xi có trong vỏ trứng, vôi bón lót hoặc gói can xi Bo
Tùy giai đoạn quý khách có thể phối trộn:.
Ví dụ phân bón có NPK bằng nhau thì pha phân bò + bột xương + tro củi – nếu nhà khách trồng hữu cơ hoàn toàn. Hoặc pha phân bò + gói siêu lân + gói siêu kali nếu nhà khách trồng hữu cơ vô cơ.
Hơn hết: khi bón phân hãy tính đặc điểm cách trồng:
Trồng chậu thì pha loãng phân bón và tần suất nhiều hơn, tuyệt đối không bón thẳng phân đặc do đất trong chậu ít , rễ cây không chịu được phân có nồng độ cao
Trồng đất có thể bón phân đặc hơn và bón theo các giai đoạn phát triển của cây.
Phân bón phải đảm bảo sạch, đã ủ đủ hoai, dễ tiêu , và cây có thể hấp thụ. Mọi thứ không cẩn thận như không kiểm soát được quá trình ủ phân dễ dẫn đến bệnh rễ cho cây.
Ngoài như chỉ dẫn trên, cây có thể sai lệch về dinh dưỡng tùy vào thời tiết hay phân lót không đủ — ví dụ thiếu lân (ngọn rụt, lá có màu tím ), thiếu kali (cháy mép lá), thiếu đạm (vàng lá) thì hãy bón chuyên một loại phân đó để bù thiếu hụt
Sâu bệnh:
Cây sẽ bị các bệnh đặc trưng
sương mai , giả sương mai; dùng coc 85, hoặc score theo hướng dẫn sau bao bì
bọ phấn: trồng xen các cây xua đuổi như cúc tâm tư, vạn thọ, sen cạn. Bọ phấn gây ra các bệnh về xoăn ngọn.
Héo xanh thắt cổ rễ: sử dụng cây giống ghép gốc hoặc phòng bệnh bằng cách rắc một lớp vôi mỏng lên mặt đất
Tuyến trùng gây bệnh sưng rễ : tuân thủ luân canh, trồng xen canh với vạn thọ, sen cạn…