12 Cách trồng dòng dưa lê quả nhỏ 12

Cần chuẩn bị

  • chậu trồng thể tích tối thiểu 40*40*40. Nếu bạn trồng đất, hãy chọn khu đất có chân ruộng cao, mưa xong thoát nước luôn.
  • Phân bón: phân bò hoặc phân gà , lân bón lót, vôi khử chua . Bộ combo phân bón  có bán tại mục “vật tư nông nghiệp” hoặc phân NPK viên màu xanh.
  • Vật liệu để trộn đất nếu mix đất khi trồng chậu: mix tro trấu hun, xơ dừa, lân, phân bò hoặc phân gà….
  • các loại thuốc bảo vệ thực vật (nếu cây có nguy cơ bị bệnh): ridomil gold trị bệnh sương mai, actara trị bệnh bọ  phấn trắng, delfin trị sâu ăn lá…..

Mùa vụ

Tại miền nam trồng quanh năm miền bắc trồng từ tháng 3 đến tháng 9 Thích hợp thời tiết có nắng ổn định nhiệt độ trên 20 c.  

Thời gian sinh trưởng:

60-65 ngày, cây con đã ươm 25 ngày. Về nhà ra ruộng chỉ hơn 1 tháng – đậu quả.

Mật độ: 

  • 1 cây/ thùng xốp, trồng treo.
  • Trồng hàng, cây leo1.5*0,5 m
  • Trồng bò trên đất 0.5*4 m.
  • Với kỹ thuật tròng bò nên làm luống cao 30-40 cm tùy theo đặc điểm vùng miền, dùng vật liệu che phủ như nilon, rơm, tránh thối quả.

Vị trí

có nắng full sun 6-8h ngày. Tại các vị trí ít nắng hơn thì cây có nguy cơ cao bị bệnh.

Vị trí trong luân canh: 

cây dưa nên trồng sau các cây họ đậu, cây hành tỏi, cây họ cải như bắp cải su hào … Tránh trồng sau các cây cùng họ như bí ngô, dưa chuột, bí ngồi… Thời gian lặp lại – 3-4 vụ

Yêu cầu đất

Dưa nói chung là cây khá kén đất. nếu làm đất bón phân theo khuyến cáo của vùng: bón lót phân bò, phân gà theo liều lượng sau bao bì, lân, kali. Có khử chua bằng vôi nếu đất chua. Nếu trồng thùng xốp hay chậu mix đất theo tỉ lệ 50-60% đất vườn đã phơi khô đập nhỏ, 20 % chất làm tơi, 20-30% phân bò .  và 1 nắm lân Cách ươm hạt cho hạt vào giấy ăn , xịt ẩm cả hạt lẫn giấy ăn, cho vào túi zipper giữ ẩm. hạt nảy mầm sau 3 ngày
Как проращивать семена дыни
Hạt giống dưa lê nảy mầm
cấy 1 hạt vào 1 ô ươm ở khay ươm , không lấp đất hoặc phủ 1 lớp đất mỏng lên trên Hạt ngoi lên sau 2 ngày. Giá thể mua sẵn hoặc dùng mụn dừa trộn phân trùn quế.
Дыня: посадка и уход в открытом грунте, вредители и болезни, сбор урожая и хранение
Cấy 1 hạt/ 1 ô
Ươm 1 cây/ bầu 10*10 cm
Bộ rễ phát triển tốt
Ươm tiếp cho đến khi cây có 3 lá  thật như hình, Rễ đã cuốn chặt bầu đất là lúc cho ra đất . Tiêu chuẩn cây con là cây lùn đẹp khỏe, không có dấu hiệu của bệnh. Các lá phát triển khỏe mạnh.   Chăm sóc  Hạ thổ cây con : chú ý, cây dưa có yêu cầu cao đặc biệt về đất. Đất phải xử lý vôi, vi sinh sạch sẽ để không gây ra bệnh thối rễ. Đào 1 hố, rút bầu ươm và cho cây con xuống đất, tưới   nước xung quanh , thấm đẫm gốc. Rắc 1 lớp tro trấu hun mỏng lên khu vực gần  gốc sẽ hạn chế thối rễ. . Mấy ngày sau kiểm tra, nếu đất vẫn  ướt thì thôi không cần tưới, Giai đoạn này không nên tưới nhiều nước để kích thích rễ ăn sâu xuống dưới, Nếu sợ đất khô hãy rắc lớp xơ dừa hoặc rơm hoặc lá khô lên trên đất.
Дыня колхозница выращивание в открытом грунте - Зернокорм
Hạ thổ cây con
5 ngày sau hạ thổ cây con: cây bén rễ: hòa 1 liều phân NPK 13-13-13 hòa loãng tưới cây hoặc dùng phân chuyên cho cây con kích chồi trong bộ combo phân bón . 10 ngày sau: cây đã đâm tua bán giàn. Nên làm lưới hoặc dây cho dưa leo. Giàn chữ A
ví dụ về làm giàn chữ A
  Cây phân nhánh tạo nhiều nhánh phụ : chọn nhánh to nhất bấm ngọn. Sau đó 3-4 ngày quan sát các ngọn lớn. Chọn ra những ngọn lớn nhanh nhất, khỏe nhất để bám giàn leo  lên. Bấm hết các ngọn yếu . Thông thường 1 cây để 3-4 nhánh , mỗi nhánh để 2-3 quả tùy khả năng điều kiện dinh dưỡng và không gian. Nếu muốn nuôi nhiều quả thì phải tính toán nhiều đất nhiều không gian từ đầu . Nếu ngược lại thì các quả sẽ tự đui. Số quả trên cây quyết định bởi bộ lá. Bộ lá nhiều khỏe mạnh không bệnh,  thì sẽ nuôi được 4-6 quả, còn không thì chỉ 2-3 quả.   Giai đoạn cây ra hoa: Nếu hoa cái ra sớm, bộ lá còn bé chưa đủ nuôi thì các bạn có thể bỏ đi. Hoa cái là hoa có bầu , hoa đực là hoa không có bầu, Thời gian thụ phấn thuận lợi nhất là lúc 8-10 h sáng, lúc hoa nở căng nhất. Lấy hoa đực, bóc tràng hoa, dí nhị vào nhụy hoa cái. 2-3 hôm sau, nếu hoa cái thụ phấn thành công sẽ to lên thấy rõ, tràng hoa héo đi như hình dưới. Lấy bao trái cây bọc lại tránh ruồi vàng chích.
Hoa cái dưa lê quả nhỏ thường mọc ở trên lá
Bọc trái tránh ruồi vàng
Phân bón: Khi hạ thổ cây con cho đến khi cây nuôi trái chỉ cần phân NPK 13-13-13 hoặc 18-18-18 hòa 1 thùng 20 l nước với 1 cốc phân bò tưới cây. Sau khi cây nuôi trái thì hòa gói kali với phân bò .  Thu hoạch: Dấu hiệu thu hoạch là vỏ quả thơm, cuống héo. có trọng lượng và màu vỏ quả đặc trưng của giống  

Сách phòng bệnh

BỆNH THẮT CỔ RỄ TRÊN CÂY DƯA

Почему гниют и трескаются дыни на грядках | Огородник
Bệnh héo xanh dưa là bệnh thường gặp trên cây dưa, không khác gì bệnh héo xanh hay bã trầu đen trên cây cà chua. Trồng dưa trước sau gì cũng gặp nó nên …không có gì đáng buồn . Gặp sớm thì sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn gặp muộn thôi.
Nguyên nhân: 1. do tưới chưa đúng cách, 2. giá thể xử lý chưa đúng, 3. thời tiết ẩm ẩm nắng mưa thất thường. Hay bị nhất là hôm trước mưa rào hôm sau nắng to. Kể cả 2 điều trên các bạn làm đúng hết nhưng thời tiết nắng mưa rất khó kiểm soát.
cái khu vực cổ rễ là nơi tiếp giáp với đất , ẩm ẩm, có không khí, chênh lệch nhiệt độ đất và không khí khiến cho vi sinh gây bệnh đặc biệt thích nơi đó. Cho nên dễ hiểu sao hay bị thối. Nếu cây bệnh rồi các bạn nhấc lên thấy khu vực đó có mầu nâu nâu là xong rồi đấy.
Cách phòng chống
Luân canh đúng: đừng trồng cây dưa sau các cây họ bầu bí như bí ngô dưa chuột…. hãy trồng cạnh các cây khác hẳn họ như các cây có chữ cải , đậu, hành , tỏi, lúa….tốt nhất là sau hành tỏi vì hành tỏi có kháng sinh. Hạn chế trồng sau cà chua, bởi vì cây cà chua cũng hay bị bệnh héo xanh do chủng pythium và fussarium, chẳng may còn tồn dư trong đất thì nó sẽ tấn công sang cây dưa của các bạn.
Giá thể trồng tơi xốp thoáng khí, không đọng nước. Nếu trồng đất thì trồng trên chân ruộng cao, đất pha cát.
Thuốc: thuốc phòng thì bổ sung các vi sinh đối kháng như tricoderma, vi sinh trừ bệnh. Thuốc hóa học có Moncere của bayer đặc trị….và 1 số thuốc khác mình không thạo lắm. Dùng theo hướng dẫn sau bao bì.
Phòng cơ học: Mình phòng bệnh thì hay rắc 1 ít tro trấu hun dở hoặc vôi lên khu vực cổ rễ, chúng đều có tính kiềm sát khuẩn nên hạn chế hoạt động của những vi sinh gây hại.
Cách 2 khá hay , xem hình dưới, các chị sân thượng bảo nhau làm là trồng cây vào trong cái cốc đục đáy, thì khi tưới khu vực cổ rễ sẽ khô nên hạn chế bệnh cây.
Trồng cây vào cốc hạn chế héo xanh
 

CÁCH PHÒNG CON BỌ DƯA

Con này ai trồng dưa ngoài trời đều bị hết. Có nhiều chiến thuật trị nó, hạn chế nó. Hiệu quả mỗi cách phụ thuộc vào hoàn cảnh và cách dùng của người trồng. Có thể đúng với người này nhưng không hiệu quả với người kia. Thôi thì các bác cứ xem xét. Em có nêu cả nguyên lý ai thấy hợp lý cách nào thì làm.
1. Trồng đúng mùa , trồng sớm 1 tí
Miền bắc sau vụ đông đa phần trên ruộng nhiều cây họ cà chua , họ bắp cải. Nếu theo đúng luân canh thì những tháng này chúng mình trồng dưa hợp lý. Bởi vì bầy đàn con ruồi vàng chưa đánh hơi được điều kiện “nhiều thức ăn” cho nên nó chưa sinh sôi nảy nở mạnh. Tranh thủ lúc quân địch yếu thì ta trồng đi. Sang tháng 7-8-9 lúc đó chỗ nào cũng thấy dưa thì các bác thấy khác ngay, nó bay đến rất nhiều , ăn từ lúc cây còn bé.
2. Trồng xen canh
Phải nói em sùng bái nghệ thuật xen canh. Hãy xen canh nhiều cây gia vị . Bởi vì khi xen canh hỗn hợp ,. sâu bọ không đánh hơi thấy nhiều ký chủ , nên quân số sẽ không nhiều.
Tỉ dụ như nhà em, em hay xen canh theo chiều cao cây. Dưa năm ngoái em trồng xen đỗ đũa, đỗ là cây họ đậu, cho dưa đạm tự nhiên. Quan trọng là đỗ giàn cao cản tầm bay của con ruồi vàng. Giàn dưa chuột dưa lê em trồng rất ít ruồi vàng.
3. Trồng cây thế thân.
Cái này nhà em vô tình phát hiện khi đồng chí qly cây giống Hùng 0945750027 cho tất cả các cây trồng chung giàn. Ruồi vàng thích mướp đắng hơn, chắc là vì lá nó mỏng dễ ăn hơn . Chúng bâu đến ăn mướp đắng và tha cho mướp hương và mướp táo.
4. Làm bẫy
Bẫy ruồi vàng và lọ dung dịch bẫy bán nhiều trên shoppee và các hàng thuốc bvtv. Em có học lỏm trên 1 diễn đàn nông dân ,có anh chia sẻ là bẫy đặt vòng quanh ruộng mới hiệu quả, bởi vì nó tạo như kiểu vòng kim cô bảo vệ ruộng nhà mình. Đặt bẫy sâu trong ruộng không hiệu quả do nó có cơ hội ăn ở ngoài và kêu gọi bầy đàn đến ăn tiếp (nhiều thức ăn mà), lơ thơ vài cái bẫy ở trong không hiệu quả lắm . Đó, tốt hay không còn cách dùng nữa.
Cá nhân em ko thích bẫy vì khá tốn kém tài chính và cái mùi bẫy nó hắc lắm.
5. Treo băng phiến.
Cái này cũng có 1 bạn chia sẻ, có nơi họ bán hẳn 1 loại băng phiến ghi “trừ ruồi vàng”.
6. Xịt thuốc.
Có nhiều loại thuốc trị ruồi vàng như codifor ….search google hoặc ra tiệm cây cảnh họ bán hết. Dùng theo hướng dẫn sau bao bì.
7. Trồng trong nhà lưới
     

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!