Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật – TRỊ BỆNH

Các chế phẩm vi sinh bảo vệ thực vật trên thị trường hiện nay dựa trên hoạt động của vi sinh phòng ngừa và diệt những tác nhân gây bệnh. Chúng có ưu điểm không hại cho con người , không tích lại trong nông sản , thời gian cách ly ngắn. Chúng còn tăng kháng thể cho cây trồng, giúp cây trồng ít nhiễm bệnh hơn.  

  Phân loại các chế phẩm

  • Vi sinh có chứa nấm : Trong thành phần có chứa nấm có lợi (vd Tricoderma), chúng chui vào bào tử nấm gây bệnh và phá hủy chúng . Các bệnh trên cây trồng sẽ phát triển chậm lại thậm chí ngừng phát triển.
       Chúng có nhược điểm lớn nhất là thời gian bảo quản ngắn , khi nhiệt độ cao tác động,             chúng nhanh mất hoạt tính.
  • Vi sinh chứa vi khuẩn: pham vi sử dụng các chế phẩm này rộng hơn, chúng có thể tưới gốc, phun lá, một vào chế phẩm có thể trừ sâu (delfin) chúng là tập hợp các vi sinh đối kháng. Trong môi trường đất,  chúng tạo thành  một môi trường an toàn cho rễ cây. Khi xịt lên lá cây, chúng tiết ra chất kháng sinh , diệt các nguồn gây bệnh. Đặc điểm chính của các chế phẩm vi sinh chứa vi khuẩn là 1 con vi khuẩn chỉ trị được 1 bệnh nhất định. Để chọn đúng thuốc,  cần xác định đúng bệnh gây ra
  • Ngoài ra còn 1 nhóm nữa là chiết xuất từ thực vật nhưng do khuôn khổ bài này chỉ đề cập đến vi sinh nên sẽ viết vào 1 chuyên đề khác.

Sử dụng đúng các chế phẩm sinh học

 Nếu chỉ hoà nước tưới đất, hay xịt lên cây dung dịch có chế phẩm, có thể các bạn sẽ nhận thấy 1 cái gì đấy thay đổi  về bệnh cây , nhưng để các chế phẩm phát huy hiệu quả, đúng như nhà sản xuất “quảng cáo’ thì phải tuân theo những quy tắc sau:  
  1. Quy tắc 1. SỬ DỤNG ĐÚNG THỜI ĐIỂM

Nếu quan sát thấy lá có vệt nâu hay vàng bất thường, thậm chí một vài nhà vườn kinh nghiệm họ dự đoán trước tình hình diễn biến bệnh và dùng trước lúc bệnh bùng phát  . Vấn đề là,  các vi sinh cần thời gian, hoạt hóa,  sinh sản và “làm việc”. Đấy là nhược điểm của thuốc vi sinh , chúng không thể nhanh nhạy tức thì như thuốc hóa học
  1. Quy tắc 2: NHIỆT ĐỘ

Nhiều chủng vi sinh hoạt động tại nhiệt độ trên 10 C, có chủng trên 18 c. Nếu tưới gốc hoặc phun lá ở nhiệt độ quá thấp hay quá cao thì vi sinh sẽ chết hoặc co lại thành bào tử để đợi điều kiện thuận lợi hơn. Nên xử lý vào những ngày mát mẻ. trời âm u, thời gian chiều tối. Các gói chế phẩm khi chưa sử dụng cũng nên bảo quản chỗ thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
  1. Quy tắc 3: TẦN SUẤT XỬ LÝ 

    Ảnh: vi sinh chỉ hoạt động khi đủ ẩm và không khí
Tuân thủ tần suất xử lý thuốc. Nhiều vi sinh không ngấm vào cây mà hoạt động bề mặt, nên dễ dàng bị môi trường tác động. Để phòng bệnh nên xử lý 10-15 ngày/ lần nếu trời khô ráo và 5-7 ngày/ lần nếu trời mưa.
  1. Quy tắc 4: THEO DỖI ẨM ĐẤT

Vi sinh là những cơ thể sống, chúng rất cần không khí và nước. sau khi tưới vi sinh, đừng để cho đất quá khô, và cũng đừng để úng nước.
  1. Quy tắc 5. CHE PHỦ ĐẤT

    Ảnh: che phủ đất giúp vi sinh có thức ăn, hoạt động tốt hơn
Tấp gốc, che luống bằng các vật liệu hữu cơ: rơm, rạ cỏ mục ủ hoai. Chúng cung cấp thức ăn và giữ ẩm cho vi sinh , tăng tốc sinh sản , tăng cường hoạt động của chúng. Hy vọng sau khi đọc bài này các bạn sẽ dùng đúng các chế phẩm vi sinh bên mình Mua tại đây emuniv vi sinh phòng bệnh nấm xanh côn trùng delfin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!