Hạt giống rau mặn (rau măng tây biển) Salicornia , gói 0.1 gr
50.000₫
Danh mục: Hạt giống rau ăn lá
Từ khóa: 4-6 h nắng, 6-8 h nắng, cây bụi, miền bắc xuân hè thu, yêu cầu kỹ năng
Bề ngoài, mầm samphire khá giống mầm cây măng tây. Nhờ chứa vitamin A, B, C và có một số công hiệu trị bệnh, samphire được người dân miệt biển Anh ưa thích. Hiện, nó giàu tiềm năng trở thành món chính trong thực đơn của các nhà hàng sang trọng nhất vương quốc này.
Xương rồng biển
Samphire có tên khoa học Salicornia europaea, là cây một năm ưa mặn có hoa, thân mọng nước. Nó sinh trưởng nhiều ở các đầm lầy ngập mặn của Anh, như ở vòng cung cát Vịnh Holkham, Norfolk.
Với cư dân Anh, Norfolk là địa hạt miền biển du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng. Ở đây có nhiều hải sản nổi tiếng như cua Cromer, vẹm Brancaster, sò huyết Stiffkey… Vì địa hình thấp, đất đai Norfolk thường xuyên bị nước biển xâm thực. Song cũng nhờ điều kiện tự nhiên này, samphire phát triển mạnh mẽ.
Samphire có khá nhiều tên gọi như cỏ thủy tinh (thời trung đại, người ta dùng tro của cây samphire sản xuất thủy tinh), măng tây biển, sam-fer… Tuy sống tốt trong môi trường đầm lầy ven biển, bị nước mặn dâng ngập 2 lần/ngày, nó là thực vật thuộc họ… xương rồng.
Đặc tính của samphire là chịu mặn giỏi. Nó yêu thích các bãi bồi thủy triều, bờ cát hoang lẫn bùn, lạch nước biển ăn sâu vào đất liền… Từ tháng 6 – 8 hàng năm, samphire bắt đầu mùa sinh trưởng mới. Chúng nảy mầm từ hạt, khoe những đọt non mọng nước, bụ bẫm như chồi cây măng tây.
Từ xa xưa, samphire đã được người dân Norfolk xem như rau dại theo mùa. Họ tranh thủ hái khi nó còn non, đem về chế biến thức ăn. Samphire có thể ăn sống, nhưng đa phần được sơ chế bằng cách luộc hoặc nướng trước khi làm món ăn.
Vì sống trong nước mặn, samphire có sẵn vị muối. Nó thậm chí mặn đến nỗi, những ai thích ăn nhạt phải luộc với rất nhiều nước cho phai bớt. Khi luộc chín, samphire xanh mướt như rong biển, giòn và ngon ngọt như măng tây. Bởi vậy, nó mới có biệt danh là “măng tây biển”.
Một số người cho rằng, kết cấu và hương vị của samphire còn giống thân rau bina non hoặc búp atiso. Nó thích hợp làm món ăn kèm cho hầu hết các loại hải sản. Nhờ mọc hoang tràn lan, samphire được người dân miền biển Anh hái ăn miễn phí. Tuy nhiên, việc thu hoạch samphire cũng đòi hỏi khá nhiều kinh nghiệm, từ căn chuẩn thời gian đến hiểu biết về thủy triều.
Thế kỷ XVII, nhà thảo dược lừng danh người Anh – Nicholas Culpeper (1616 – 1654) tuyên bố “samphire là loại cây có đặc tính y học lành nhất, không chứa bất cứ tác dụng phụ nào”. Nó giàu các loại vitamin A, B, C, canxi, vi chất sắt… Người Anh thích đem samphire ngâm chua, vừa làm thức ăn, vừa làm thuốc ngăn ngừa bệnh loãng xương, dành cho các thủy thủ phải đi biển dài ngày.
Ngày nay, samphire được Tập đoàn Phyto (Hàn Quốc) sử dụng công nghệ chiết xuất natri lấy muối thực vật. Họ cho biết, muối samphire tự nhiên có hiệu quả tích cực trong việc điều trị bệnh huyết áp cao và gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, Phyto còn phát triển bột samphire khử muối có chứa polyphenol và antithrombus. Hai chất này giúp điều trị bệnh béo phì, xơ cứng động mạch.
Thông tin lấy từ giaoducthoidai.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.